♥♥♥11A Phúc Thành 2010-2013♥♥♥

Chắp cánh những ước mơ....bay cao tầm hiểu biết....vươn tới những niềm vui
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Hằng: đừng có dại mà kick vào cái hình bên dưới dòng này nhé, quảng cáo đểu đó!!!
Hằng: Nhấn vào chữ 'gửi bài mới" để đăng một bài mới hoàn toàn nhé!!
Hằng: bà con nhấn vào chữ "trợ giúp" ở phía trên để tìm hiểu thêm về forum nhé!!

 

 bài tập về sắt

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenthuchuynh
Quý tộc
Quý tộc
avatar


Tổng số bài gửi : 71
Điểm tích luỹ : 5101
Join date : 03/01/2012
Age : 29
Đến từ : Clan_ Hiệp Hòa

bài tập về sắt Empty
Bài gửiTiêu đề: bài tập về sắt   bài tập về sắt I_icon_minitimeSun Jan 08, 2012 10:47 pm

CÁC BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
Câu 1: Trong các trường hợp sau :
1/ dung dịch FeCl3 + Cu.
2/ dung dịch FeCl3 + H2S.
3/ dung dịch FeCl3 + AgNO3.
4/ dung dịch FeCl3 + dung dịch CH3NH2.
5/ dung dịch FeCl3 + Fe.
Các trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 1, 3, 4.
B. 1, 2, 3, 4, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 1, 3, 5.
Câu 2: Cho hỗn hợp bột Cu và Fe vào dung dịch HNO3 thấy còn một lượng Cu không tan hết. Màu của dung dịch thu được là màu
A. xanh.
B. đỏ nâu.
C. vàng.
D. không màu.
Câu 3: Có các chất : Fe, dd FeCl2 , dd HCl đặc, nguội , dd Fe(NO3)2 , dd FeCl3, dd AgNO3. Cho từng cặp chất phản ứng với nhau thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử có thể có là :
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 7 .
Câu 4. Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được
A. dung dịch muối sắt (II) và NO
B. dung dịch muối sắt (III) và NO
C. dung dịch muối sắt (III) và N2O
D. dung dịch muối sắt (II) và NO2
Câu 5: Khuấy đều một lượng bột Cu, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng. Chấm dứt phản ứng, thu được dung dịch X và khí NO và còn lại một ít kim loại. Vậy dung dịch X chứa chất tan:
A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, HNO3
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, HNO3
C. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
Câu 6: Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe (2) Fe, Cu (3) Fe, Ag . Cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối ( không kể trường hợp tạo NH4NO3) là
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (3)
D. (1) và (2) và (3)
Câu 7: Khi cho hổn hợp Fe2O3 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y?
A. Br2, NaNO3, KMnO4 B. KI, NH3, NH4Cl C. NaOH, Na2SO4,Cl2 D. BaCl2, HCl, Cl2
Câu 8. Cho hỗn hợp Fe và Cu (dư) tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được có thể chứa những chất gì:
A. HNO3 B. Fe(NO3)3 ; Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Câu 9: X là ôxit kim loại. Hoà tan X trong dung dịch HCl được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan được Cu và dung dịch Y đổi màu vàng hơn khi sục khí Cl2 vào. Ôxit kim loại X là :
A. FeO B. ZnO
C. Fe3O4 D. Fe2O3
Câu 10: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối :
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2; AgNO3
C. Fe(NO3)3; AgNO3 D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3
Câu 11: Cho Fe dư tác dụng với dd HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất gì
A. HNO3; Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Câu 12: Cho Fe ,FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 ,FeCO3 , FeS lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng , số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa- khử là:
A. 7 B. 9 C. 8 D. 6
Câu 13: Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 14. Hỗn hợp Al, Fe3O4, Cu với số mol bằng nhau có thể tan hoàn toàn trong dung dịch:
A. NaOH dư
B. NH3 dư
C. HCl dư
D. AgNO3 dư
Câu 15. Hoà tan hỗn hợp Fe3O4, Cu , Fe vào dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan duy nhất. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3
. Cu(NO3)2
D. HNO3
Câu 16. Cho sơ đồ phản ứng sau X + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 17. Hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe, Al. Hóa chất nào sau đây có thể tách được nguyên tố Fe ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu:
A. NaOH và khí CO2
B. HNO3 đặc, và NaOH đặc.
C. H2SO4 loãng, NaOH đặc.
D. H2SO4 đặc, và dung dịch NH3.
Câu 18: Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Vậy X là:
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. FeO
D. Fe
Câu 19. Nhiệt phân chất nào sau đây trong khí trơ không thu được FeO?
A. Fe(NO3)2
B. Fe(OH)2
C. FeCO3
D. FeSO3
Câu 20: Cho 20g bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu Vlít khí NO và còn 3,2g kim lọai .Vậy V lít khí NO (đkc) là:
A. 2,24lít
B. 4,48lít
C. 6,72lít
D. 5,6lít
Câu 21: Cho 5,5 gam hhA: Fe, Al pứ hết với ddHCl, thu được 4,48 lit H2 (đkc). Cho 11 gam hhA trên pứ hết với HNO3, thu được V lít NO. Giá trị V là:
A. 2,24lít
B. 4,48lít
C. 6,72lít
D. 5,6lít
Câu 22: Hòa tan hết 32,9 gam hhA gồm Mg, Al, Zn, Fe trong ddHCl dư sau pứ thu được 17,92 lit H2(đkc). Mặt khác nếu đốt hết hh A trên trong O2 dư, thu được 46,5 gam rắn B. % (theo m) của Fe có trong hhA là:
A. 17,02 B. 34,04 C. 74,6 D. 76,2
Câu 23. Cho a gam hỗn hợp Fe,Cu (trong đó Cu chiếm 44% về khối lượng) vào 500ml dd HNO3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít (đktc) khí NO(sản phẩm khử duy nhất), chất rắn có khối lượng 0,12a gam và dung dịch X. Giá trị của a là:
A. 15. B. 20. C. 25. D. 30.
Câu 24. Hòa tan hết 0,3mol Fe bằng một lượng dd HNO3 thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktC. V có giá trị nhỏ nhất là:
A. 13,44. B. 4,48. C. 8,96. D. 6,72.
Câu 25. Cho hỗn hợp Fe và Cu (dư) tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được có thể chứa những chất gì:
A. HNO3 B. Fe(NO3)3 ; Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
Câu 26: Hoà tan hết m gam bột Fe trong 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu dược khí NO duy nhất và dung dịch X không màu chứa 1 chất tan. Gía trị của m bằng :
A. 7,8 gam B. 8,4 gam C. 7,2 gam D. 5,6 gam
Câu 27: Thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 1,68 gam Fe là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
A. 80ml B. 100ml C. 120ml D. 40ml
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe ,Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng ,dư thu được 2,688 lít một chất khí là sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào A rồi lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 1,2 gam B. 3,04 gam C. 7,2 gam D. 6,8 gam
Câu 29. Hoà tan hết m gam Fe trong dung dịch HNO3 thu được 3,36 lít NO (đktc) duy nhất và dung dịch X chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là:
A. 5,6 gam hoặc 8,4 gam B. 8,4 gam hoặc 12,6 gam C. 8,4 gam hoặc 14 gam D. 8,4 gam hoặc 11,2 gam
Câu 30. Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 10,6. Giá trị của m là:
A. 20,4 gam B. 20,8 gam C. 21,6 gam D. 18,8 gam
Câu 31. Cho 10 gam hỗn hợp Cu, Fe (Fe chiếm 56% về khối lượng) vào 400 ml dung dịch HNO3 aM thấy giải phóng khí NO duy nhất và còn lại 0,24 gam chất không tan. Giá trị của a là:
A. 0,9M B. 1M C. 0,85M D. 1,1M
Câu 32. Hoà tan a gam Cu và Fe (Fe chiếm 30% về khối luợng) bằng 50 ml dd HNO3 63% (D= 1,38g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đựơc chất rắn X cân nặng 0,75a gam, dd Y và 6,104 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đkc). Cô cạn Y thì số gam muối thu được là
A. 75,150g B. 62,100g C. 37,575g D. 49,745g
Câu 33. Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol Fe và 0,1 mol Cu vào 150 ml dung dịch HNO3 4M thu được dung dịch X, khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3) và còn lại m gam chất rắn không tan. Vậy giá trị của m là:
A. m = 1,6 gam B. m = 4,8 gam C. m = 3,2 gam D. m = 6,4 gam
Câu 34. Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch có chứa m1 gam muối. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2.
A. m1 = m2 B. m1 = 0,5m2 C. m1 > m2 D. m1 < m2
Câu 35. Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối).Tỷ khối của X đối với H2 là 19. Vậy 2 muối trong dung dịch Y là:
A. Fe(NO3)3 và NH4NO3 B. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
Câu 36. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,2 mol NO2 và 0,1 mol NO. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là 43 gam. Vậy giá trị m là:
A. 11 gam B. 14 gam C. 12 gam D. 16 gam
Câu 37. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu vào 100 ml dung dịch HNO3 4M thu được dung dịch X, khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3) và còn lại m gam chất rắn không tan. Vậy giá trị của m là:
A. m = 3,2 gam B. m = 9,2 gam C. m = 6,4 gam D. 4,8 gam
Câu 38: Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch HNO3 loãng, sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO duy nhất dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 22,34 (g) chất rắn khan. Tính khối lượng của chất khí thu được?
A. 1,35(g) B. 4,05(g) C. 2,7(g) D. 6,75(g)
Câu 39. Cho 0,015 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối khan thu được bằng:
A. 2,42 gam B. 2,70 gam C. 3,63 gam D. 5,12 gam
Câu 40. Hoà tan 5gam Fe (dạng bột) vào một lượng dung dịch HNO3; khuấy cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết thúc phản ứng thấy thu được dung dịch A và còn lại 2,2gam kim loại chưa tan. Cô cạn dung dịch A được m gam muối khan. Tính m?
A. 9,0 gam B. 12,1 gam C. 12,21 gam D. Khác A, B và C
Câu 41. Cho x mol Fe vào dd chứa 3,6x mol HNO3 thu được dd Y và khí NO. Hãy cho biết trong dd Y chứa những ion gì? ( bỏ qua sự thuỷ phân của Fe3+ và nước)
A. Fe3+, NO-3 và H+ B. Fe3+, NO-3 C. Fe2+ và NO-3 D. Fe3+, Fe2+ và NO-3
Câu 42: Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 30,72. B. 36,30. C. 29,04. D. 32,40.
Câu 43: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là:
A. 0,88. B. 0,72. C. 0,48. D. 0,80.
Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.
Câu 45: Cho m gam Fe vào 1 bình có V = 4,48 lít O2 (đktc). Nung cho đến khi phản ứng hoàn toàn , phản ứng cho ra 1 oxit duy nhất FexOy và khối lượng m của Fe đã dùng .
A. Fe3O4 16,8g B. FeO 16,8g C. Fe3O4 16g D. Fe2O3 16,8g
Câu 46. Cho 0,2 mol Fe ; 0,1 mol Cu và 0,1 mol Ag vào 700 ml dung dịch AgNO3 1M thì thu được lượng kết tủa là
A. 75,6 gam B. 86,4 gam C. 64,8 gam D. 82 gam
Câu 47: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4. B. 60,3. C. 54,0. D. 32,4.
Câu 48: Cho 2,16 gam hỗn hợp Mg và Fe (với nMg : nFe = 2:3) tác dụng hoàn toàn với 280ml dung dịch AgNO3 0,5M được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 4,32 B. 14,04 C. 10,8 D. 15,12
Câu 49. Hoà tan 0,72 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,15M và Fe(NO3)3 0,1M. Khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 3,52 gam B. 3,8 gam C. 4,36 gam D. 1,12 gam
Câu 50: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V2 = 10V1. C. V1 = 2V2. D. V1 = 10V2.
Câu 51. Cho a gam Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2, sau phản ứng hoàn toàn thì thu được 25,0 gam kết tủA. Vậy giá trị của a là :
A. 11,2 gam B. 14,0 gam C. 12,2 gam D. 15,4 gam
Câu 52: Cho 18,45 gam hỗn hợp bột Mg, Al, Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng, lọc kết tủa rồi đem nhiệt phân trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 29,65 gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 151,2. B. 75,6. C. 48,6. D. 135,0.
Câu 53: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,80. B. 2,16. C. 4,08. D. 0,64.
Câu 54: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam.
Câu 55: Hoà tan 10g hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít H2 và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư . Lấy kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn . Xác định khối lượng chất rắn thu được .
A. 11,2 g B. 13,2 g C. 16 g D. 12 g
Câu 56. Hỗn hợp gồm Fe + Fe3O4 tác dụng vừa vặn với dung dịch chứa 1mol HCl, thấy có 0,1 mol H2 bay ra và dung dịch còn lại chỉ chứa 1 loại muối sắt. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5,6g B. 11,2g C. 8,4g D. 14g
Câu 57: Cho m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 hòa tan vừa đủ trong 400 ml HCl 2M thu được dung dich chỉ chứa 2 muối. Khối lượng muối thu được bằng:
A. 62,25 g B. 38,9 g C. 51,6 g D. 45,2 g
Câu 58: Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hổn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loảng). Giá trị của m là
A. 46,4 gam B. 23,2 gam C. 11,6 gam D. 34,8 gam
Câu 59: Cho 18,5g hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml ddHNO3, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc), ddX1 và còn lại 1,46g kim loại. Nồng độ của ddHNO3¬ ban đầu là:
A. 0,25M B. 1,8M C. 1,5M D. 3,2M
Câu 60. Hòa tan hỗn hợp gồm 16,0 gam Fe2O3 và 6,4 gam Cu bằng 300 ml dung dịch HCl 1,2M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khối lượng chất rắn chưa bị hòa tan bằng:
A. 7,36 gam B. 3,2 gam C. 5,6 gam D. 6,4 gam
Câu 61. Cho 36 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , khôi lượng chất rắn không tan là 6,4g .Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 64,44% B. 82,22% C. 32,22% D. 25,76%
Câu 62. Hoà tan 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy còn lại 3,2 gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là
A. 4,48 gam. B. 4,84 gam. C. 3,2 gam. D. 2,3 gam
Câu 63: Cho lần lượt 23,2 g Fe3O4 và 5,6 g Fe vào một dung dịch HCl 0,5M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hoà tan các chất rắn trên là
A. 2 lít. B. 1,6 lít C. 2,5 lít D. 1,5 lít
Câu 64. Cho hỗn hợp X gồm 16 gam Fe2O3 và 16 gam Cu vào 200 ml dung dịch HCl thấy còn lại 15,2 gam chất rắn không tan. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
A. 2,55M B. 2,35M C. 2,15M D. 2,25M
Câu 65: Hỗn hợp X nặng 9 (g) gồm Fe3O4 và Cu. Cho X vào dung dịch HCl dư thấy còn 1,6(g) Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 có trong X là ?
A. 3,48(g) B. 7,4(g) C. 2,32(g) D. 5,8(g)
Câu 66: Cho 9,25 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, nóng. Sau khi phản xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch X1 và còn lại 0,73 gam kim loại.. Khối lượng muối trong dung dịch X1 là kết quả nào sau đây?
A. 12,15 g và 25,36 g B. 24,3 g C. 36,45 g D. 50,72 g
Câu 67. Hòa tan hỗn hợp gồm 16,0 gam Fe2O3 và 6,4 gam Cu bằng 300 ml dung dịch HCl 2M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khối lượng chất rắn chưa bị hòa tan bằng:
A. 0,0 gam B. 3,2 gam C. 5,6 gam D. 6,4 gam
Câu 68. Cho hỗn hợp gồm 8,0 gam Cu và 8,0 gam Fe2O3 vào 400,0 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Tính khối lượng chất rắn chưa tan?
A. 3,2 gam B. 6,4 gam C. 4,8 gam D. 8,0 gam
Câu 69: Cho 16,0 gam Fe2O3 tác dụng với m gam Al (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), thu được 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 2,7. B. 5,4. C. 6,3. D. 8,1.
Câu 70: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 43,84. B. 70,24. C. 55,44. D. 103,67.
Câu 71: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5. B. 137,1. C. 97,5. D. 108,9.
Câu 72. Để 8,4 gam Fe ngoài không khí được m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hỗn hợp này tan hết vào dung dịch HNO3 cho 2,24 lít khí NO2 ( đktc) và dung dịch chỉ có một muối sắt. m có giá trị là
A. 11,2 gam B. 10 gam C. 12,8 gam D. A, B đều đúng
Câu 73: Nung nóng 16,8 gam bột sắt trong không khí thu được 18,4 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hết 18,4 gam X bằng H2SO4 đặc nóng thoát ra 5,6 lit SO2 (đktc).Khối lượng muối sau phản ứng là:
A. 55,2 g B. 60,4 g C. Đáp án khác D. 50,4 g
Câu 74: Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hổn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loảng). Giá trị của m là
A. 46,4 gam B. 23,2 gam C. 11,6 gam D. 34,8 gam
Câu 75: Đốt 8,4 gam bột Fe kim loại trong oxi thu đ¬ợc 10,8 gam hh A chứa Fe2O3 , Fe3O4 FeO và Fe dư¬ . Hoà tan hết 10,8 gam A bằng dd HNO3 loãng dư¬ thu đư¬ợc V lít NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) . Giá trị V là
A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít
Câu 76. Nung 2,52 gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam chất rắt X gồm ( FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư). Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 (dư) thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị V là:
A. 1,12 lít B. 0,56 lít C. 0,896 lít D. Không xác định được
Câu 77. Khi đốt Fe trong không khí sau một thời gian thu được một oxit, khi xác định thành phần khối lượng oxit thấy Fe chiếm 70%. Công thức oxit là:
A. FeO B. Fe¬2O3 C. Fe3O4 D. Tất cả các oxit trên
Câu 78. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng, dư thu được 4,48 lít NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 15,8 gam B. 77,7 gam C. 46,4 gam D. 35,7 gam
Câu 79. Cho 5,6g Fe tác dụng với oxi thu được 7,52g hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp chất rằn X tác dụng với dd HNO3( dư) thu được V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Giá trị của V là:
A. 0,448 B. 0,224 C. 4,480 D. 2,240
Câu 80. Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml khí NO(đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là:
A. 0,06 (mol). B. 0,036 (mol). C. 0,125(mol). D. 0,18(mol).
Câu 81: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất ở (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,6. C. 4,48. D. 2,688.
Câu 82: Cho khí H2 qua ống sứ chứa a gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được 5,200g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng HNO3 đặc nóng, dư thu được 0,785 mol khí NO2. Vậy a là:
A. 8,340g B. 17,760g. C. 11,480g D. 24,040g
Câu 83. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 8,0 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 2,8 lít (ở đktc) NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 5,04 B. 4,48 C. 5,6 D. 6,3
Câu 84. Cho a mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol/l. Tính thể tích khí SO2 thoát ra (đktc) theo a khi cho a mol hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng?
A. 22,4a (lít) B. 5,6a (lít) C. 44,8 a (lít) D. 11,2a (lít)
Câu 85: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hidro bằng 20. Công thức oxit sắt và % thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. Fe2O3; 75%. B. FeO; 75%. C. Fe2O3 ; 65%. D. Fe3O4; 75%.
Câu 86. Khi đốt Fe trong không khí sau một thời gian thu được một oxit, khi xác định thành phần khối lượng oxit thấy Fe chiếm 70%. Công thức oxit là:
A. FeO B. Fe¬2O3 C. Fe3O4 D. Tất cả các oxit trên
Câu 87: Nung nóng 29 gam oxit sắt với khí CO dư, sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại là 21 gam. Công thức oxit là gì?
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO hoặc Fe3O4
Câu 88: Khử hết m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng khí CO, được khí X, chất rắn Y.Hấp thụ X vào dung dịch Ca(OH)2 dư được 20 gam kết tủa . Hòa tan hết Y bằng HNO3 loãng dư được 3,36 lít khí NO (đktc). Khối lượng hỗn hợp oxit là
A. 7,4 gam. B. 6 gam. C. 8,4 gam. D. 11,6 gam.
Câu 89. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử và khí duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là:
A. FeO B. FeS2 C. FeCO3 D. FeS
Câu 90. Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp các oxit FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thu được khí CO2 và Fe. Hấp thụ khí CO2 bằng nước vôi trong dư thu được a gam kết tủA. Hòa tan hoàn toàn Fe trong dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Mối liên hệ giữa m, V và a là:
A. m = 5V + 1,6a B. m = 1,25V + 0,16a C. m = 2,5V + 0,16a D. m = 2,5V + 1,6a
Câu 91. Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Mặt khác, nung m ganm hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng dư lại thu được V lít SO2 (đktc). Vậy công thức của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. Fe3O4 hoặc FeO D. FeO
Câu 92: Cho 16,0 gam Fe2O3 tác dụng với m gam Al (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), thu được 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 2,7. B. 5,4. C. 6,3. D. 8,1.
Câu 93: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.
Câu 94: Cho 1 gam sắt clorua chưa rõ hoá trị của sắt vào dung dịch AgNO3 dư , người ta được một chất kết tủa trằng ,sau khi sấy khô chất kết tủa , khối kết tủa trắng có khối lượng 2,65g . Xác định công thức phân tử của muối sắt clorua
A. FeCl3 B. FeCl2 C. FeCl D. không xác định được
Câu 95. Cho dung dịch X chứa 0,1 mol FeCl2, 0,2 mol FeSO4. Thể tích dung dịch KMnO4 0,8M trong H2SO4 loãng vừa đủ để oxi hóa hết các chất trong X là:
A. 0,075 lít. B. 0,125 lít. C. 0,3 lít. D. 0,03 lít.
Câu 96. Để kết tủa hoàn toàn hidroxit có trong dung dịch A chứa 0,1 mol FeSO4 và 0,1 mol CuCl2 cần V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M + NaOH 0,2M thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 15,2 gam. B. 39,3 gam. C. 16,0 gam. D. 38,5 gam.
Câu 97: Cho 50 ml dung dịch FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng chất rắn thu được là
A. 14,35 gam. B. 15,75 gam. C. 18,15 gam. D. 19,75 gam.
Câu 98. Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 10,6. Giá trị của m là:
A. 20,4 gam B. 20,8 gam C. 21,6 gam D. 18,8 gam
Câu 99. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeS và FeCO3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư¬¬ thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí có tỷ khối so với H2 bằng 27. Phần trăm khối lượng của FeS có trong hỗn hợp X là
A. 7,77% B. 52,2% C. 56,3% D. 62,5%
Câu 100: Ion đicromat Cr2O72-, trong môi trường axit, oxihoá được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit H2SO4. Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO4 là:
A. 0,82M B. 7,2M C. 0,72M D. 0,62M
Câu 101: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O trong nước, được 300ml dung dịch A. Thêm H2SO4 vào 20ml dung dịch A, dung dịch hỗn hợp này làm mất màu 30ml dung dịch KMnO4 0,1M. Vậy a có giá trị là:
A. 63,35g B. 65,44g C. 62,55g D. 55,67g
Câu 102. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch FeCl2 thu được 9 gam kết tủa . Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch AgNO3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
A. 44,9 gam B. 39,5 gam C. 28,7 gam D. 34,1 gam
Câu 103. Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
A. 0,14 mol B. 0,15 mol C. 0,16 mol D. 0,18 mol
Câu 104: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 57,4. B. 28,7. C. 10,8. D. 68,2.


Very Happy
Very Happy Bình tĩnh tự tin không cay cú
Âm thầm chịu đựng trả thù sau

Very Happy
Very Happy
kuku<+>kaka



[/size]


Được sửa bởi nguyenthuchuynh ngày Fri Jan 27, 2012 12:40 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
manchesterunited95
Thần dân 11A
Thần dân 11A
manchesterunited95


Tổng số bài gửi : 15
Điểm tích luỹ : 4538
Join date : 09/01/2012
Comments : cung duoc nhung khong ra gi

bài tập về sắt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập về sắt   bài tập về sắt I_icon_minitimeMon Jan 09, 2012 9:18 pm

m dua de vai the t rot eo lam ek
Về Đầu Trang Go down
nguyenthuchuynh
Quý tộc
Quý tộc
avatar


Tổng số bài gửi : 71
Điểm tích luỹ : 5101
Join date : 03/01/2012
Age : 29
Đến từ : Clan_ Hiệp Hòa

bài tập về sắt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập về sắt   bài tập về sắt I_icon_minitimeThu Jan 12, 2012 11:02 pm

Ổng Đạt ổng không làm được thì còn ai làm được nữa

=> ổng nói đểu tui !!!!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





bài tập về sắt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập về sắt   bài tập về sắt I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
bài tập về sắt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♥♥♥11A Phúc Thành 2010-2013♥♥♥ :: Góc học tập :: Góc Hoá-
Chuyển đến